Hẳn không ít bạn khi nghe đến cái tên “trái Chúc An Giang” vẫn còn khá lạ lẫm. Tưởng chừng như sắp tuyệt chủng, loài cây này đã dần được người dân Bảy Núi hồi sinh và trở thành “nguồn lợi nhuận” mới, giúp thay đổi làng quê nghèo. Vậy trái Chúc có gì đặc biệt? Tại sao nhiều người lại gọi đây là loài cây “hốt bạc”?
Giới thiệu trái Chúc An Giang
Vỏ ngoài xù xì nhưng lại có hương thơm thanh mát, dễ chịu
Trái Chúc là đặc sản của vùng Bảy Núi – Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Theo tiếng Khmer, người dân gọi là Kôt–sôt, cùng họ với tranh, có vị chua dùng để lấy nước, giữ mùi hương.
Cây Chúc có sức sống tốt, chịu hạn giỏi. Mỗi năm thường cho trái vào mùa mưa. Cả trái và lá đều có những công dụng riêng. Trái Chúc to hơn quả chanh, vỏ ngoài xù xì, thịt bên trong có màu vàng xanh, nước tuy ít nhưng lại có vị chua thanh, thơm lâu và mùi hương nồng nàn. Là Chúc có mùi hương giống như bưởi non, giữ mùi rất lâu.
Tác dụng của trái Chúc An Giang
Trái Chúc An Giang là đặc sản nổi tiếng vùng miền
Không phải ngẫu nhiên mà người dân Bảy Núi, An Giang lại trồng nhiều trái Chúc đến vậy. Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng miền, với nhiều tác dụng tuyệt vời, thiết thực:
- Lá và trái Chúc có mùi thơm đặc biệt, khích thích dịch vị, khứu giác. Thường được dùng để chiết tinh dầu thơm, gội đầu cho tóc mượt và trị gàu.
- Nước trái Chúc có vị thanh, chua và the, Được dùng là nguyên liệu nấu ăn, như trộn với gỏi, canh, kho. Hay độc đáo hơn, bạn có thể nêm nếm vào các món có vị thanh như bò, gà, lươn, răn để tăng vị nồng nàn, hấp dẫn. Chỉ ngửi thấy mùi hương lan tỏa trong không gian cũng đủ làm chiếc bụng đói cồn cào.
- Bên cạnh khả năng trị bệnh tiêu hóa ở người. Nước của trái Chúc còn được dùng để trị chứng biếng ăn, bỏ bữa ở động vật nuôi, trâu bò. Người dân còn giã nát lá cho xuống đáy ao hồ để đàn cá lớn nhanh, khỏe mạnh.
- Trồng cây Chúc trước nhà có khả năng xua đuổi côn trùng, rắn rết. Điều này là nhờ mùi tinh dầu đặc trưng, vừa phòng lại chữa rắn cắn rất tốt.
Trái Chúc An Giang mỗi năm chỉ ra hoa, trổ quả duy nhất 1 lần vào mùa mưa. Do chỉ được trồng ở Bảy Núi – Tri Tôn, Tịnh Biên nên số lượng cung cấp ra thị trường thường khá hiếm. Nhiều thời điểm, giá bán có thể cao gấp 5-6 lần so với các cây cùng họ nhà chanh khác, mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm