Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người tranh luận với nhau về sự khác biệt giữa món bánh tét miền Tây Nam Bộ và món bánh chưng miền Bắc. Một số người cho rằng là do sự khác biệt về nguyên liệu làm bánh. Số khác lại cho rằng đây chỉ là cách gọi tên theo địa phương, còn bản chất bánh đều giống nhau. Nhưng trên thực tế, hai loại bánh này có thật sự khác biệt hay không? Cùng tìm hiểu những giải đáp đối với câu hỏi này qua bài viết hôm nay của chúng tôi nhé!
Ý nghĩa tên gọi món bánh tét miền Tây
Giáo sư Trần Quốc Vượng đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu về bánh tét. Ông cho rằng bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa hai dân tộc Việt – Chăm. Xưa kia, người Việt sáng tạo ra bánh tét bởi sự hình tượng hóa yếu tố Linga từ thần Siva trong tín ngưỡng của người Chăm.
Lý giải về nguồn gốc tên gọi của loại bánh này, nhiều ý kiến cho rằng bánh tét có tên gốc là bánh Tết, sau này mới trở thành bánh tét vì được làm trong các dịp lễ hội và đặc biệt không thể vắng mặt trong dịp Tết cổ truyền. Song, cũng có tài liệu cho rằng bánh tét là cái tết xuất phát từ cách dùng dây buộc để cắt (tét) bánh ra thành từng khoanh nhỏ.
Sự khác biệt giữa bánh chưng miền Bắc và món bánh tét miền Tây là gì?
Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe qua câu thành ngữ “Bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam” từ bậc ông bà, cha chú của mình. Câu thành ngữ này của ông cha ta hình thành do đâu? Hai loại bánh này khác nhau như nào? Nếu bánh chưng của người miền Bắc được gói vuông vức như trong truyện cổ tích “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” thì trong miền Nam, những chiếc bánh được gói theo hình trụ dài.
Bánh tét cũng có những nguyên liệu như bánh chưng của người miền Bắc. Tuy nhiên, món bánh tét miền Tây này có thể có thịt hoặc không có thịt, trong khi bánh chưng miền Bắc luôn luôn có thịt. Người miền Nam dùng lá chuối gói bánh thay cho lá dong. Khi gói, người ta dùng 2-4 chiếc lá chuối xếp theo chiều dọc, rải lần lượt gạo, đậu xanh theo chiều lá và quấn chặt lại bàng lạt.
Lời kết
Có thể thấy rằng, món bánh tét miền Tây Nam Bộ không có gì khác biệt lắm so với bánh chưng miền Bắc. Giữa hai loại bánh này chỉ khác biệt về lá gói bánh, hình thù, tên gọi địa phương và có lẽ, khác biệt một chút về yêu cầu nhân bánh. Qua bài viết ngày hôm nay của chúng tôi, các bạn có thể thấy rằng tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng từ ngay cách gọi tên món ăn. Chúng tôi xin chúc các bạn đọc một ngày vui vẻ.
Có thể bạn quan tâm