Là vùng đất thuộc đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang nổi tiếng với di tích lịch sử lâu đời. Với sự pha trộn nền văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer, đã tạo nên một vùng Thất sơn hùng vĩ và huyền bí. Sự trù phú của những di tích văn hóa vật thể và phi vật thể cùng những danh lam thắng cảnh đã tạo nên những tiềm năng du lịch An Giang. Mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn khai thác.
An Giang là vùng đất giàu lịch sử và nhiều tiềm năng du lịch
An Giang có nền di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú
Tiềm năng du lịch An Giang đầu tiên bắt nguồn từ sự chung sống của 4 dân tộc tại vùng đất này. Kéo theo sự đa dân tộc là một nền văn hóa, tôn giáo phong phú. Từ đó tạo ra những giá trị đa dạng, được thể hiện thông qua các lễ hội dân tộc, công trình kiến trúc văn hóa hay các làng nghề thủ công.
Hiện tại An Giang có tổng cộng 15 khu, điểm du lịch và đặc khu du lịch (khu du lịch núi Sam và khu du lịch cù lao Ông Hổ). Trong đó, có nhiều điểm du lịch đã được cấp quốc gia theo quy hoạch tổng thể phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt.
Khu du lịch Cù lao Ông Hổ nổi tiếng ở An Giang
An Giang cũng là vùng đất nổi tiếng thờ mẫu trên cả nước. Mà điển hình cho tín ngưỡng này chính là di tích văn hóa phi vật thể nổi tiếng – Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam – đã được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia. Lễ hội này thường diễn ra vào tháng 4 Âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn ở An Giang thu hút vô số lượt khách du lịch đến tham quan, bái lễ.
An Giang nằm trong danh sách đẩy mạnh phát triển du lịch của nhà nước
Tiềm năng du lịch An Giang đã được nhà nước ta ghi nhận thông qua những định hướng, kế hoạch phát triển du lịch nơi đây. Trong đó phải kể đến những chủ trương, chính sách sau của Đảng và nhà nước ta:
- UBND tỉnh An Giang căn cứ theo định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của An Giang.
- Theo đó, UBND tỉnh ra Quyết định số 1954 về kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động UBND tỉnh về kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang đến năm 2025.
- Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất một khu du lịch kiểu văn hóa tâm linh hỗn hợp với quy mô lớn.
- Có nhà hàng, khách sạn chuẩn 3 – 4 sao.
- Có trung tâm mua sắm hiện đại, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang
Từ những tiềm năng du lịch An Giang cùng với chính sách phát triển văn hóa, du lịch nơi đây. An Giang đang từng bước phát triển mọi loại hình du lịch từ du lịch sinh thái đến du lịch văn hóa tâm linh. Và tương lai đây sẽ tiếp tục là một vùng đất thu hút cả các nhà đầu tư và du khách đến tham quan, du lịch nhiều hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm