spot_img
Trang chủLife StyleDu lịch 247Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt - Khám phá điểm đến tâm...

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt – Khám phá điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trọn vẹn trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng cao nguyên. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội thả hồn vào không gian tĩnh lặng, yên bình, khám phá các công trình kiến trúc tâm linh độc đáo và được dịp thắp hương cầu bình an cho gia đình, bản thân.

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm ở đâu?

Thiền Viện Trúc Lâm được khởi công từ năm 1993 và hoàn thiện vỏn vẹn trong một năm. Công trình được kiến tạo bởi bàn tay tài hoa của các nhà thiết kế, kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ, Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc. Thiền viện nằm trên đường Trần Thánh Tông, thuộc đồi Phụng Hoàng, phường 3, thành phố Đà Lạt.

Thiền Viện Trúc Lâm được xếp vào một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta, có quy mô khoảng 30ha. Nơi đây cách tâm thành phố Đà Lạt chưa đến 5 km. Đường đến Thiền viện rất đẹp, hai bên đường được bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn.

Giá vé vào Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt bao nhiêu?

Vào Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt hoàn toàn không mất phí. Tuy nhiên nếu bạn muốn di chuyển nhanh chóng lên Thiền viện, có thể chọn hình thức ngồi cáp treo và tất nhiên sẽ có tính phí dịch vụ. Giá vé như sau:

  • Vé cáp treo 2 chiều: 100.000 VNĐ/người lớn và 70.000 VNĐ/trẻ em dưới 1m2.
  • Vé cáp treo 1 chiều: 80.000 VNĐ/người lớn và 60.000 VNĐ/trẻ em dưới 1m2.

Kiến trúc độc đáo của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được phân chia thành 4 khu vực chính:

  • Khu Hòa thượng Viện trưởng
  • Khu Nội viện tăng
  • Khu Nội viện ni
  • Khu Ngoại viện.

Bao quanh công trình là những vườn hoa lộng lẫy, nhiều sắc màu. Kiến trúc nơi đây mang vẻ đẹp cổ kính, truyền thống nhờ sử dụng chất liệu gỗ và tông màu nâu trầm.

Men theo Hồ Tuyền Lâm, bạn cần băng qua con đường dốc khoảng 140 bậc thang đá để tiến vào chính điện. Dọc đường đi là hai hàng thông cao vút dẫn qua ba cổng tam quan. Khu chính điện có diện tích khoảng 192m2, thờ Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, hai bên là bức họa Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà, trông rất hoành tráng.

Lầu chuông được đặt bên phải chính điện, nổi bật là quả đại hồng chung chạm khắc tinh tế, nặng hơn 1 tấn. Đi qua vườn hoa, bạn sẽ được nhìn thấy Hồ Tĩnh Tâm, nơi nuôi rất nhiều loại cá, rùa cảnh. Tại đây sẽ có chòi nghỉ để khách tham quan dừng chân, ngắm cảnh và tận hưởng khí trời  trong lành.

Thiền Viện Trúc Lâm còn thường xuyên tổ chức các khóa tu và học thiền dưới sự hướng dẫn của các vị tu sĩ thâm niên. Đây là cơ hội để bạn khám phá đời sống tâm linh, trau dồi lòng nhân ái của bản thân.

Một vài lưu ý khi ghé thăm Thiền Viện Trúc Lâm

  • Có nhiều cách di chuyển Thiền Viện, tuy nhiên sẽ những đoạn đường khá dốc và khó đi. Nếu sức khỏe không tốt, bạn nên đi bằng cáp treo.
  • Trang phục nghiêm túc, trang trọng, không nói lớn tiếng nơi tôn nghiêm.
  • Không tự ý vào khu vực nội tăng và nội ni.
  • Không chụp hình, quay phim nếu chưa có sự đồng ý của các sư.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Phải bỏ dép bên ngoài khi đi vào chánh điện.
  • Thiền Viện mở cửa từ 05:00 – 21:00.
  • Nếu muốn tá túc qua đêm, phải xin phép trụ trì để được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi.

Trên đây là các thông tin thú vị về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, một điểm tâm linh hấp dẫn tại thành phố sương mù. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hành trình khám phá Thiền Viện, vừa được an tĩnh nơi tâm hồn, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Culaogieng

Có thể bạn sẽ thích

+ Du Khách Có Nên Lựa Chọn Village Khi Đi Du Lịch Theo Nhóm Không?

+ Gợi ý đi du lịch Đà Lạt tháng 11

+ Haeundae Blueline Park、魅力的な鉄道公園

+ Đi tàu từ Hà Nội vào Sài Gòn mất bao lâu?

+ Top các loại trà ngon mà bạn nên bỏ vào ngay giỏ hàng

Minh Long
Minh Long
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin địa danh hữu ích dành cho bạn.