An Giang là một tỉnh ở miền tây sông nước với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. Đặc biệt bạn phải nhắc đến Chùa Bà với lễ hội vía Bà Chúa luôn thu hút lượng lớn du khách hàng năm về đây thăm viếng. Nơi đây được biết đến là một điểm du lịch văn hóa tâm linh linh thiêng nhất cả nước. Ngôi chùa này gắn liền với những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ và hấp dẫn được được dân truyền tai nhau.
Giới thiệu sơ nét về lễ hội vía Bà Chúa
Lễ hội vía Bà hay còn gọi là lễ hội Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa được xây dựng với kiến trúc cổ kính, lâu đời. Nơi đây có không gian vô cùng to lớn, trang trọng và linh thiêng.
Điều này đã tạo nên sự nổi tiếng để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp của lễ hội vía Bà Chúa. Lễ hội này bao gồm 2 phần đó là phần lễ và phần hội được diễn ra vô cùng đặc sắc và ấn tượng.
Thời gian diễn ra lễ hội vía Bà Chúa
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được diễn ra từ ngày 22 đến hết ngày 27/4 (âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm nét văn hóa của người Miền tây Nam Bộ. Nét đẹp này đã được giữ gìn và duy trì hàng trăm năm qua tại Châu Đốc – An Giang.
Các nghi thức của lễ hội gồm có: Lễ khai hội, lễ rước tượng bà từ đỉnh núi Sam xuống, lễ tắm bà, lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân, lễ túc yết, lễ xây chầu, lễ chánh tế và cuối cùng là lễ hồi sắc. Phần lễ hội diễn ra rất đặc sắc và thu hút mọi người.
Lễ khai hội
Lê khai hội được diễn ra vào ngày 22/4 âm lịch, ngày này tất cả du khách náo nức đến chùa tham quan và chuẩn bị tham gia lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Lễ tắm Bà
Lễ tắm Bà tổ chức vào đêm 23 rạng sáng ngày 24/4 (âm lịch). Các tu sĩ sẽ sử dụng nước tắm là một loại nước thơm đặc biệt để lau những bụi bặm dính trên tượng bà, sau đó sẽ thay áo mới cho Bà. Sau khoảng một giờ đồng hồ thực hiện Lễ tắm bà thì mọi người ở đây sẽ được tự do lễ bái.
Lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu
Lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân về Miếu Bà được diễn ra vào lúc 15h ngày 24/4 âm lịch. Công việc này sẽ dành cho các Bô lão trong làng và Ban quản trị miếu Bà để làm lễ. Đây là tục lệ có từ hàng trăm năm để tỏa lòng biết ơn sâu sắc đến ông – người có công khai phá vùng đất này.
Lễ Túc Yết
Vào lúc 0 giờ ngày 25 rạng sáng ngày 26/4 âm lịch lễ Túc Yết được tổ chức. Ban quản trị Miếu cùng tất cả các bô lão trong làng cúng tế. Ông Chánh Bái sẽ làm lễ dâng hương, lễ vật cúng gồm có: một con heo trắng được làm thịt sạch sẽ, một đĩa huyết có ít lông heo, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một mâm xôi và một ít giấy vàng mã.
Lễ Xây Chầu
Lễ Xây Chầu được diễn ra ngay sau khi cúng xong lễ Túc Yết. Ông Chánh Bái là người tiếp tục là lễ để cầu nguyện, sau khi kết thúc lễ tế thì chương trình hát bộ bắt đầu diễn ra. Các tuồng hát bộ thường được diễn tại miếu bà như: Trần Bình Trọng, Lưu Kim Đính, Sát Thát,…
Lễ Chánh Tế
Lễ Chánh Tế được tổ chức diễn ra đến 4h sáng ngày 26/4 âm lịch. Nghi thức lễ giống với lễ cúng Túc Yết. Đến ngày 27/4 âm lịch sẽ làm lễ hồi sắc và kết thúc lễ hội vía Bà Chúa An Giang.
Tham gia lễ hội vía Bà Chúa, bạn cần lưu ý điều gì?
Trang phục khi các bạn đến chùa tham gia lễ hội phải kín đáo, trang trọng, lịch sự để thể hiện sự tôn kính. Thường các lễ hội tâm linh sẽ rất đông người, đi bộ sẽ khá xa nên bạn không nên đi guốc cao gót mà nên chọn giày thể thao để dễ đi lại.
Khi tham gia lễ hội bạn k nên mang theo những đồ đạc, lỉnh kỉnh, chiếm diện tích quá lớn và gây khó khăn cho việc mình mang theo bên người. Bạn nên mang những vật dụng cần thiết thôi nhé.
Lễ hội chùa Bà núi Sam thường rất đông đúc, mọi người nên cẩn thận để ý túi xách, tránh bị móc túi. Bạn hãy tìm hiểu về khách sạn gần chùa và book trước để có một chỗ ở lý tưởng.
Lễ hội vía Bà Chúa mang bản sắc văn hóa dân tộc Du khách đến tham quan nơi đây sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp và cảm nhận về nét đẹp truyền thống lễ chùa của người dân Việt Nam. Bạn hãy tham khảo qua bài viết trên để hiểu rõ hơn về nét đặc trưng của lễ hội vía chùa Bà núi Sam và chọn được thời gian thích hợp để đến đây nhé.
Có thể bạn quan tâm