Tàu điện được xem là hình thức đi lại được nhiều người sử dụng khi du lịch tại đất nước Mặt Trời Mọc. Lý do là bởi nó phổ biến, có mạng lưới rộng khắp, đúng giờ và giá vé rẻ. Trước khi lựa chọn hình thức này, bạn cần tìm hiểu các lưu ý về cách di chuyển bằng tàu điện. Mục đích là để bạn không bị bỡ ngỡ khi đi tàu, giúp cho chuyến đi thêm trọn vẹn.
Các dạng tàu điện phổ biến nhất ở Nhật Bản
Khác với Singapore chỉ có tàu MRT hay Đài Loan có tàu THSR và MRT metro, tàu điện ở Nhật Bản chia làm rất nhiều loại. Ví dụ như:
- Tàu Subway (hay tàu điện MRT): là phương tiện di chuyển chủ yếu ở các thành phố lớn của nước Nhật
- Tàu chậm ở các vùng nông thôn: là loại tàu khá giống với tàu hỏa ở Việt Nam nhưng di chuyển chậm hơn
- Tàu Rapid (hay còn gọi là kaisoku): là phương tiện dùng để di chuyển đến các bến chính trong thành phố. Nó có chức năng làm điểm nối giữa các thành phố với nhau hoặc giữa thành phố với ngoại ô.
- Tàu Express (hay còn gọi kyuko): loại này cũng chỉ dừng ở một vài bến chính trong thành phố nhưng tốc độ của nó nhanh hơn tàu Rapid. Đồng thời bạn cũng sẽ phải trả giá vé cao hơn khi đi bằng tàu Express.
- Tàu Limited Express (hay còn gọi tokkyu): tàu chỉ dừng ở bến chính nhưng có lợi thế là di chuyển nhanh, đúng giờ. Tuy nhiên, giá vé của loại tàu này cũng khá đắt, chia làm nhiều mức khác nhau tương ứng với hạng ghế trên tàu.
Những điểm cần quan tâm khi chọn cách di chuyển bằng tàu điện ở Nhật Bản
Nếu bạn du lịch bên Nhật và muốn thăm thú nhiều nơi thì tốt nhất là nên chọn đi lại bằng tàu điện. Bởi đây là hình thức di chuyển vừa tiện lợi, đúng giờ lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để chuyến đi diễn ra thuận lợi, bạn cần chú tâm đến một số điều sau khi đi tàu:
Chọn đúng loại tàu mà mình đã mua vé
Do Nhật Bản có rất nhiều loại tàu điện khác nhau nên sau khi đã mua vé, bạn cần học thuộc tên, số hiệu và giờ đến của tàu. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc lên nhầm tàu, lỡ chuyến hoặc mất tiền gấp đôi do phải mua lại vé mới.
Kiểm tra giờ tàu đến trên trang Hyperdia.com
Mặc dù tàu điện ở Nhật Bản nổi tiếng là đúng giờ nhưng nó hoàn toàn có thể bị thay đổi lịch trình vào phút chót do các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, bạn cần truy cập vào trang Hyperdia.com và kiểm tra liên tục thời gian cập bến của chuyến tàu mình đã mua vé.
Xuống đúng điểm dừng đã in trong vé tàu
Có một lỗi mà nhiều người đi tàu điện hay mắc phải đó là ngủ quên hoặc mải chơi điện thoại nên xuống nhầm điểm đến. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần lưu ý đến thông báo phát trên tàu. Khi thấy đã gần đến điểm xuống của mình, hãy nhanh chân ra cửa đợi trước để không bị kẹt lại.
Có thể bạn quan tâm