Ở miền Tây, Tết đoan ngọ là một ngày lễ lớn được coi trọng với không khí đón tết rất nhộn nhịp, tưng bừng. Vậy ý nghĩa của ngày tết đoan ngọ với người miền Tây như thế nào? Về miền Tây ăn Tết Đoan Ngọ có gì vui?
Ý nghĩa của tết đoan ngọ với người miền Tây
Tết Đoan Ngọ là Ngày Giết sâu bọ phổ biến ở miền Tây
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch, hay còn được gọi là Ngày Giết sâu bọ. Người dân ta cho rằng đây là dịp phù hợp để tiêu diệt các ký sinh trong bộ phận tiêu hóa con người bằng cách ăn nhiều hoa quả vị chát, uống rượu nếp. Ngoài ý đó thì với người miền Tây, Tết Đoan Ngọ được xem như cái Tết nửa năm, như một lời nhắc hẹn cho những người xa quê về lại gia đình sum họp.
Thường thì vào dịp mọi người đổ xô về miền tây ăn tết đoan ngọ, nơi đây rất đông vui nhộn nhịp. Các nhà dậy sớm chuẩn bị hoa quả cúng tổ tiến và thực hiện tục lệ giết sâu bọ. Cả đại gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bánh do, quả chua và rượu bếp để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi bệnh tật.
Các hoạt động vui chơi trong tết đoan ngọ của người miền Tây
Tết Đoan Ngọ là một cái tết ấm cúng được người miền Tây tổ chức với bữa cơm cây nhà lá vườn, quây quần con cháu sau nhiều ngày xa quê. Nhiều gia đình thưởng nấu chè, làm bánh xèo, xôi cúng ông bà trong dịp này. Các món ăn phổ biến nhất bạn có thể bắt gặp khi về miền tây ăn tết đoan ngọ là heo quay, bánh ú, xôi lá cẩm, bánh xèo, gà, vịt nấu cháo,… hấp dẫn. Cuộc sống ngày càng hiện đại nên các món ăn không được quy định mà có thể làm tùy theo sở thích của mỗi nhà.
Nhiều hoạt động được tổ chức vào tết đoan ngọ
Vào dịp này các địa điểm vui chơi cũng rất tấp nập với các trò chơi cồn nổi, hay còn gọi là cù lao. Nhiều người cũng thường tự tay hái hoa quả, chèo xuồng, tắm sông trong dịp tết này. Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động thi đua văn nghệ xôm tụ thu hút nhiều người tham gia.
Các trò chơi thường được tổ chức bao gồm trưng bày trái cây, thi nấu ăn với các loại bánh dân gian Nam Bộ, hội thi trái cây ngon, nghệ thuật trang trí. Cùng với đó cũng có nhiều hoạt động thể thao dân gian được tổ chức như đập heo, kéo co, thả vịt, đua xuồng đông vui thu hút nhiều du khách tham gia.
Có thể thấy Tết Đoan Ngọ là nét đẹp truyền thống đặc sắc của người miền Tây xứng đáng được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về Tết đoan ngọ sau bài viết này.