Cơm tấm là món ăn quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là với người dân miền Nam. Ở miền Bắc cũng có rất nhiều quán cơm tấm đông khách, điều này cho thấy sự yêu thích của người dân dành cho món cơm này. Cơm tấm được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản và có hương vị rất riêng, khiến người ăn một lần sẽ không thể lẫn với bất kỳ món cơm nào khác. Vậy cơm tấm khác nhau giữa các miền như thế nào thì các bạn hãy theo dõi dưới đây để hiểu rõ hơn.
Nguồn gốc của cơm tấm
Những năm đầu nửa thế kỷ XX, ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là Sài Gòn, quá trình đô thị hóa phát triển, cơm tấm trở nên phổ biến hơn. Khi được nhiều người dân và du khách biết đến, cơm tấm đã dần thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của thực khách. Ban đầu, cơm tấm được phục vụ bằng bát và đũa, sau này được phục vụ bằng đĩa và thìa.
Xưa nay, người ta có câu “Người Sài Gòn ăn cơm tấm như người Hà Nội ăn phở”, cho thấy rằng cơm tấm là biểu tượng ẩm thực của Sài Gòn. Gần đây, một trang CNN của Mỹ nhận xét cơm tấm là món ăn hè phố bình dân hấp dẫn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận kỷ lục châu Á về giá trị ẩm thực cho món ăn cơm tấm Sài Gòn cùng chín món ăn hấp dẫn khác của Việt Nam.
Các nguyên liệu tạo ra món cơm tấm
Đến nay, cơm tấm đã trở nên phổ biến ở khắp các tỉnh thành trên mọi miền của đất nước ta với nhiều sự thay đổi khác nhau để phù hợp với khẩu vị mỗi vùng miền. Tuy nhiên, những thành phần cơ bản trong một dĩa cơm tấm vẫn giữ nguyên vẹn như:
- Gạo tấm: là thành phần chính của món ăn, gạo tấm là những hạt gạo bị loại ra trong quá trình phân loại kích thước hạt gạo.
- Mỡ hành: phần này được tạo ra từ hỗn hợp mỡ và hành lá, dùng chảo phi mỡ hoặc dầu với tóp mỡ đã chiên giòn – đây được xem là một thành phần được nhiều người yêu thích nhất trong món cơm tấm.
- Nước chấm: tuỳ vào khẩu vị từng vùng miền, từng quán để pha ra được một bát nước chấm ngon. Thông thường sẽ dùng nước mắm, nước lọc và đường để pha.
- Món mặn: món cơm tấm thường sẽ có nhiều món mặn ăn kèm tùy theo lựa chọn của thực khách, các món có thể là sườn, chả, bì, trứng…
- Đồ chua: được làm từ củ cải và củ cà rốt, cũng có nơi sẽ có thêm cả dưa muối, đu đủ, dưa chuột, cà chua…
Tuỳ vào mỗi vùng miền và quán cơm, họ có thể cho thêm vào dĩa cơm tấm với nguyên liệu là đậu hũ, cá chiên, gà, thịt kho tàu, rau hay đồ xào…
Cơm tấm khác nhau giữa các miền
Có nhiều người thắc mắc không biết cơm tấm khác nhau giữa các miền như thế nào. Ngày nay, cơm tấm Sài Gòn đã có trong các nhà hàng sang trọng với hình ảnh những miếng sườn nướng than hoa toả khói nóng hổi bên cạnh. Mặc dù có những thay đổi trong thành phần món ăn nhưng vẫn giữ được cảm giác thân quen của một món ăn nổi tiếng đã thực sự đánh thức khứu giác của người thưởng thức.
Bên cạnh đó, cơm tấm Sài Gòn vẫn đầy đủ các món khác như củ cải, cà rốt, dưa muối, nước mắm đủ vị ngọt cay mặn. Ngoài ra, nét đặc biệt nữa là các quán cơm tấm ở Sài Gòn sẽ có một ly trà đá phục vụ sẵn.
Còn với cơm tấm tại Hà Nội, thường các món chính, món phụ, món ăn kèm đều được đảm bảo như vị nguyên bản. Và có thể bổ sung thêm một số gia vị khác phù hợp hơn với khẩu vị của người dân địa phương. Ngoài ra, phong cách phục vụ và hương vị cơm tấm cũng sẽ được tái hiện theo cách riêng của từng quán ăn trên đất Thủ đô.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã biết được cơm tấm khác nhau giữa các miền như thế nào thông qua những thông tin trên rồi. Các bạn hãy thưởng thức ngay món cơm tấm nổi tiếng thơm ngon hấp dẫn này trong dịp gần nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm
+ Cách làm bò nhúng dấm kiểu miền Nam đơn giản
+ Cơm tấm Long Xuyên – Món ăn dân vị nhìn là mê, ăn là nghiền
+ Bí quyết làm tôm rang muối ớt đậm đà, đưa cơm
+ Điều gì làm cho món bánh cuốn Việt Nam nổi danh khắp ba miền
+ Sự khác biệt giữa món bánh tét miền Tây và món bánh chưng miền Bắc