spot_img
Trang chủĐặc sản Việt NamCách làm nên vị ngon bánh chưng ngày Tết cổ truyền của...

Cách làm nên vị ngon bánh chưng ngày Tết cổ truyền của người Việt

Bánh chưng xanh trong tâm thức người Việt chính là món ăn đặc trưng dân tộc. Không chỉ có vị ngon bánh chưng khiến mọi người ấn tượng mà còn bởi ý nghĩa mà món ăn này mang lại. Cùng khám phá ý nghĩa của bánh chưng và cách làm nên hương vị thơm ngon của bánh trong bài viết sau nhé!

Ý nghĩa của bánh chưng

Theo quan niệm từ xưa của người Việt, bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho đất. Chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất vì đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, từ đó đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Không chỉ thế, vào ngày Tết, bánh chưng còn được bày lên bàn thờ cúng nhằm để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên cùng những người đã khuất. Ngoài ra, bánh chưng cũng là món quà biếu Tết cực kỳ ý nghĩa mà người Việt thường dùng.

Bánh chưng được ông bà xưa ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Thấy bánh chưng là thấy Tết. Vậy nên người Việt dù ở đâu hay làm gì thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, ai ai cũng đều mong ngóng trở về nhà quây quần bên nhau cùng làm bánh chưng, hay ngồi canh nồi bánh trên bếp lửa hồng.

Cách làm bánh chưng đơn giản nhưng thơm ngon, xanh dẻo

Bạn có biết làm cách nào để có được vị ngon bánh chưng tuyệt vời mà đơn giản nhất chưa? Vậy hãy theo dõi nội dung hướng dẫn làm bánh chưng sau đây và vào bếp thực hành thử ngay nhé.

Nguyên liệu làm bánh chưng

  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Lá dong (có thể thay bằng lá chuối) để thực hiện gói bánh chưng.
  • Gia vị: Muối, đường, tiêu
  • Dây lạt để buộc bánh

Cách làm bánh chưng

Bước 1: Sơ chế

  • Bạn cần rửa sạch lá chuối hoặc lá dong.
  • Đem ngâm gạo nếp và đậu xanh không vỏ ít nhất 4 tiếng hoặc để qua đêm. Bạn có thể ngâm gạo nếp kèm với lá chuối hoặc lá dứa để vị ngon bánh chưng thêm đậm đà và có màu xanh đẹp mắt.
  • Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để ráo nước. Sau đó, hãy rắc từ 1 đến 2 muỗng muối vào nếp và dùng tay trộn thật đều.
  • Tương tự gạo nếp, bạn đổ đậu xanh ra cho ráo nước sau khi ngâm, rồi trộn đậu đều với muối và tiêu.
  • Thịt heo đem rửa sạch và cắt miếng rồi ướp với muối, tiêu và đường.

Bước 2: Gói bánh

Để bánh có hình vuông vắn, đẹp mắt hơn, bạn nên chuẩn bị một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Bạn xếp khoảng 4 miếng lá dong/chuối vào khuôn, mỗi lá bạn gập ngang lại để tạo ra 1 đường thẳng. Bạn đặt lá đứng theo đường thẳng này vào 4 góc của khuôn làm bánh.

Sau đó, bạn cho gạo nếp, đậu xanh và thịt heo vào khuôn đã lót lá với thứ tự nếp – đậu xanh – thịt lợn – cuối cùng là rải một lớp nếp nữa phủ lên. Bạn nhớ rải nếp đều 4 góc khuôn để tránh bánh bị lồi lõm. Cuối cùng, bạn gấp lá lại và dùng dây lạt buộc 2 vòng bánh theo hình chữ thập. Tuy nhiện, bạn không nên buộc quá chặt, vì trong quá trình nấu thì bánh sẽ còn nở ra nữa.

Bước 3: Luộc bánh

Bạn hãy đặt bánh chưng đã gói xong vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc chín một chiếc bánh cỡ nhỏ sẽ khoảng 5 tiếng. Còn với chiếc bánh cỡ lớn hơn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Hãy để ý nước trong nuồi suốt quá trình luộc bánh để kịp thời châm thêm nước nếu cạn. Khi luộc bánh được một nửa thời gian, hãy tiến hành trở bánh lại để bánh chín đều, không bị sống.

Sau khi bánh chín, bạn vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh để ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó, dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra cho ráo nước trong vòng 5 – 8 tiếng. Đồng thời, việc này cũng giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn.

Lời kết

Vị ngon bánh chưng đã in sâu vào tâm thức của mỗi con người Việt Nam bởi đây là món ăn vô cung thân thuộc và mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Làm ra một chiếc bánh chưng tưởng chừng rất khó nhưng khi bắt tay vào thực hiện bạn sẽ thấy rất đơn giản. Hãy cung gia đình mình gói những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon cho cái Tết ấm cúng này ngay nhé!

Culaogieng

Có thể bạn quan tâm

  1. Sự khác biệt giữa món bánh tét miền Tây và món bánh chưng miền Bắc

  2. Bánh ít Bình Định – Món ăn truyền thống nức tiếng gần xa

  3. Bánh tét miền Nam – Đặc sản truyền thống từ ngàn đời xưa

  4. Những món ăn thường được chế biến vào dịp Tết

Minh Long
Minh Long
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin địa danh hữu ích dành cho bạn.